2. Sau cuộc gặp với Công Phượng, thuyền trưởng người Pháp trở lại Việt Nam và ngay lập tức đón nhận khá nhiều tin vui về hàng công của đội nhà trước khi lên danh sách chuẩn bị cho trận đấu gặp Indonesia.
Cụ thể, các chân sút nội thuộc biên chế hoặc từng khoác áo tuyển Việt Nam vài năm trở lại đây cũng như dưới thời HLV Troussier bất ngờ toả sáng trong những vòng đấu vừa qua, thậm chí số bàn thắng còn nhỉnh hơn nhóm ngoại binh khiến ông thầy người Pháp khó mà không hài lòng.
Bài toán về phong độ, hiệu suất ghi bàn của hàng công được tháo gỡ phần nào cho ông Troussier khi Tuấn Hải, Văn Toàn, Tiến Linh rồi tới cả Quang Hải, Việt Anh, Văn Thanh liên tục nổ súng… ở V-League. Cơ hội để Công Phượng trở lại tuyển Việt Nam vì thế cũng trở nên khó khả thi.
3. Theo dự kiến, trong ngày hôm nay (11/3) HLV Troussier và các cộng sự sẽ công bố danh sách tuyển Việt Nam cho 2 trận đấu gặp Indonesia mà không có sự phục vụ từ Tuấn Hải.
Chân sút được coi quan trọng nhất tuyển Việt Nam vào lúc này vắng mặt vì chấn thương sau khi nhận pha vào bóng từ Tăng Tiến ở vòng 13 V-League.
Mất Tuấn Hải đồng nghĩa chiến lược gia người Pháp sẽ phải tính lại suất trên hàng công và tìm một cái tên khác thay thế, khiến nhiều người cho rằng Công Phượng sáng cửa có tên trong danh sách tuyển Việt Nam.
Khả năng này cao tới đâu thì chưa biết, nhưng nếu lựa chọn Công Phượng xem chừng ông Troussier sẽ phải rất... dũng cảm, bởi một lẽ sau 3 lượt trận tại J-League 2 của mùa giải mới 2023/2024 chân sút tới từ Việt Nam vẫn mất hút, không có tên trong danh sách đăng ký thi đấu như trước đây.
Gọi một cầu thủ dù tài năng, có thể phù hợp với triết lý chơi bóng… nhưng không ra sân thi đấu ở CLB mà thời gian tính bằng năm rõ ràng cần một sự dũng cảm cao, nếu không muốn nhận về sự bất mãn từ các chân sút đang chơi ổn, ghi bàn đều tại V-League.
Ông Troussier có dám liều lĩnh và 'quay xe' với Công Phượng hay không sẽ có đáp án khi danh sách tuyển Việt Nam được công bố.
2. Tuyển Việt Nam thua ngược Iraq 2-3 khá nghiệt ngã bởi đây không phải lần đầu tiên đội bóng áo đỏ rơi cảnh phải trả giá đắt những giây cuối trận trước đối thủ.
Nhưng nếu theo dõi diễn biến, việc tuyển Việt Nam chỉ thua những giây cuối có lẽ còn là may mắn. Đơn giản là khi Iraq hơn người và… đá quyết tâm hơn bằng cách tung hàng loạt hảo thủ vào sân mọi chuyện rất khác.
Trong thế thiếu người, hàng thủ của HLV Troussier vất vả chống đỡ các pha lên bóng từ phía Iraq, phải rất may mắn tuyển Việt Nam mới không thua sớm sau hơn chục pha dứt điểm khiến Nguyễn Filip chỉ biết đứng nhìn hoặc cản phá đầy vô vọng.
Kết quả có khác nếu tuyển Việt Nam không mất người sớm? Rất khó nói, nhưng một điều chắc chắn để không trắng tay rời giải các học trò của HLV Troussier phải đá với… 300% năng lực, tinh thần khi Iraq quyết thắng.
3. Nỗ lực của tuyển Việt Nam trong thế thua thiệt quân số trước Iraq là đáng khen, nhưng tỉ số cuối cùng thì rõ ràng không có gì phải tiếc nuối, thậm chí nếu sòng phẳng hơn nguyên nhân dẫn tới kết quả vừa nhận còn thất vọng hơn rất nhiều.
Sai lầm từ hàng thủ khá bình thường, ít nhất ở trận đấu vừa diễn ra khi chơi thiếu người và đối mặt với quá nhiều sức ép từ Iraq, nhưng cách Văn Khang nhận thẻ đỏ rời sân khiến tuyển Việt Nam thất bại thực sự khó nuốt.
Non kinh nghiệm, muốn thể hiện… là nguyên nhân, nhưng cần nhìn kỹ các tình huống nhận thẻ rất đáng trách cũng như không mới, đặc biệt pha vào bóng với hậu vệ Iraq.
Thói quen xấu từ V-League dường như vẫn chưa được HLV Troussier “triệt tiêu” một cách tối đa, cứ nhìn nhiều thẻ đỏ hay thẻ vàng mà tuyển Việt Nam nhận dưới triều đại thuyền trưởng người Pháp là thấy.
Ngoài tinh thần ổn, lối chơi còn quá nhiều vấn đề và thói quen hay sự thừa thãi trong các pha tranh chấp tuyển Việt Nam nhận kết quả đầy thất vọng như vừa thấy thì liệu rằng tiếc nuối thế nào đây, ông Troussier?
Xem Trực tiếp & Trọn vẹn Asian Cup 2023 trên FPT Play, tại: https://fptplay.vn/
![]() |
Tờ Guardian (Anh) cho biết có thông tin Mỹ đang điều tra Huawei với nghi vấn ăn trộm bí mật thương mại. Trong khi đó, các chính khách Mỹ đã kêu gọi cấm bán vi mạch điện tử và nhiều linh kiện khác sản xuất tại Mỹ cho Huawei.
Không chỉ dừng tại Mỹ, đồng minh của Washington cũng quay lưng lại với Huawei. Trong tháng 1, công ty Vodafone (Anh) tuyên bố ngừng sử dụng linh kiện của Huawei trong hệ thống điện thoại di động. Trường Đại học Oxford và Quỹ từ thiện Prince’s Trust của Thái tử Anh Charles đã thông báo không nhận tiền ủng hộ từ Huawei. New Zealand và Australia cũng cấm thiết bị của Huawei trong triển khai hệ thống 5G.
Ba Lan đã bắt giữ một nhân viên người Trung Quốc của Huawei với cáo buộc gián điệp và chính phủ quốc gia này cũng kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) loại bỏ sản phẩm của Huawei ra khỏi thị trường.
Về phần mình, Huawei cố gắng tự tạo hình ảnh là kẻ ngoài cuộc vô tội bị lôi vào cuộc chơi chính trị. Tuy nhiên, nhiều nhà chỉ trích đã đề cập đến mối quan hệ giữa nhà thành lập Huawei Nhậm Chính Phi và Chính phủ Trung Quốc.
Ông Nhậm Chính Phi từng là kỹ sư trong quân đội Trung Quốc và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1978. Huawei được mệnh danh là “nhà vô địch quốc gia” của Trung Quốc còn ông Nhậm Chính Phi nằm trong danh sách 100 doanh nhân “bảo vệ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc”.
Nhiều ý kiến tỏ ra nghi ngờ về tốc độ phát triển “như tên lửa” của Huawei. Huawei thành lập năm 1987 tập trung kinh doanh thiết bị viễn thông tại vùng nông thôn Trung Quốc trong vòng vài thập niên đã lớn mạnh thành nhà cung cấp hàng đầu thế giới và là công ty sản xuất điện thoại thông minh lớn thứ hai toàn cầu. Hiện Huawei kinh doanh tại hơn 170 quốc gia với 180.000 nhân viên. Cựu nhà báo Li Datong nhận xét Huawei có thể nắm thị phần lớn khiến nhiều người băn khoăn xuất hiện thế lực đứng đằng sau công ty này.
Mỹ đã chú ý đến mối quan hệ của Huawei với Chính phủ Trung Quốc từ năm 2010. Đến năm 2015, khi Huawei nổi lên ngôi vị nhà cung cấp thiết bị viễn thông lớn nhất khiến các quan chức Mỹ càng lo ngại công ty này có thể trở thành công cụ để “do thám” Mỹ.
Sau nhiều năm im ắng ở hậu trường, bất ngờ trong tháng 1 này ông Nhậm Chính Phi đã lên tiếng khẳng định Huawei không bao giờ thực hiện công việc do thám.
Trên thực tế, mọi công ty hoạt động tại Trung Quốc đều buộc phải chấp nhận cung cấp thông tin cho chính phủ. Luật tình báo quốc gia Trung Quốc quy định mọi tổ chức và cá nhân phải “hỗ trợ và hợp tác trong việc liên quan đến tình báo quốc gia”. Theo luật, mọi công ty và công dân Trung Quốc phải cung cấp thông tin thành thật. Như vậy, Huawei không thể là ngoại lệ.
Theo TTXVN/Báo Tin Tức